Phẫn nộ xe buýt 'hùa nhau' vượt đèn đỏ trên phố, ngay giờ cao điểm
Trận đấu khởi đi với thế trận tấn công áp đảo từ phía đội chủ nhà Saigon Heat. "Xạ thủ" Võ Kim Bản có 4 pha ném 3 điểm thành công giúp Saigon Heat vươn lên dẫn trước 25-7. Sau đó Hoàng Tú tỏa sáng giúp Saigon Heat đẩy cách biệt lên đến trên 20 điểm.
Saigon Co.op đạt doanh thu gần 30.000 tỉ đồng và hướng đến 900 điểm bán
Nằm cách khu dân cư chỉ chừng vài trăm mét và không xa trung tâm TT.Kim Sơn (H.Quế Phong, Nghệ An) là khu nghĩa trang, nhưng nơi đó lại đang là bãi rác của H.Quế Phong. Hai bên con đường đất dẫn vào khu nghĩa trang đầy những bao rác. Bên trong nghĩa trang, cạnh hàng trăm ngôi mộ đã được xây cất khang trang là một bãi rác khổng lồ. Rác được đổ thành đống rồi đốt. Một người đàn ông đang nhặt nhạnh những chai lọ từ đống rác đang cháy dở, nói: "Đây là nghĩa trang, nhưng do chưa có bãi rác nên người dân và đơn vị thu gom rác mang rác ra đây đổ. Trước đây thì ít hơn nhưng nay mỗi ngày có hàng chục xe rác vào đổ ở đây".Bà Vi Thị Hương, nhà cách bãi rác khoảng 200 m, cho hay những gia đình sống quanh khu vực này rất khổ sở vì bị mùi hôi của rác hành hạ. Mùa lạnh còn đỡ, mùa nắng nóng thì ruồi nhặng từ bãi rác bay vào đầy nhà. Nhà bà ở phía đông nên trời có gió đông thì thoát, nhưng khi gió đổi chiều thì khói đốt rác bay xộc vào nhà khét lẹt. Tương tự, bà Thái Thị Đình, sống cách bãi rác chừng 200 m, than thở rằng khi có mưa lớn, nước bẩn từ bãi rác còn chảy xuống khu vực nhà bà, bốc mùi nồng nặc. Người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có phương án xử lý nhưng vẫn chưa có kết quả.Bản Bon, nơi có bãi rác bất đắc dĩ này vốn thuộc xã Tiền Phong, mới đây sáp nhập về TT.Kim Sơn. Một lãnh đạo xã Tiền Phong cho hay bãi rác này từ lâu đã trở thành nỗi bức xúc của người dân sống xung quanh. Chính quyền địa phương đã nhiều lần kiến nghị chấm dứt việc đổ rác thải tại nghĩa trang nhưng không thành vì huyện chưa chọn được vị trí nào phù hợp. "Cách đây ít năm, một doanh nghiệp đến tìm hiểu và dự định xây dựng lò đốt rác ở xã Quế Sơn, cách bãi rác hiện tại khoảng 7 - 8 km. Nhưng nhận thấy không hiệu quả về kinh tế nên họ đã rút đi", vị này cho hay. Vì thế, từ nhiều năm qua, cả người sống lẫn người chết ở đây đều phải sống chung với rác.Dự án bãi xử lý rác thải H.Quế Phong được khởi công xây dựng từ năm 2013, trên diện tích gần 20.000 m2, cách bãi rác hiện tại khoảng 400 m với kinh phí hơn 55 tỉ đồng. Do thiếu vốn nên dự án bị kéo dài, sau khi san nền xong thì "đắp chiếu". Đến đầu năm 2023, dự án này đã hoàn thành các hạng mục: san nền, đường đê ngăn nội bộ, phủ bạt các hố chôn lấp rác, hệ thống xử lý nước rác, thoát khí. Tuy nhiên, từ đó đến nay bãi xử lý rác này vẫn chưa thể sử dụng vì Sở TN-MT Nghệ An chưa phê duyệt. Ông Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch UBND H.Quế Phong, cho biết bãi rác này chưa thể hoạt động vì còn phải thực hiện thêm giai đoạn 2 để hoàn thiện việc rải nhựa con đường dài 1,7 km từ QL48 vào bãi rác, hệ thống thoát nước mưa, trạm cân, nhà điều hành... với chi phí xây dựng gần 17 tỉ đồng. Giai đoạn 2 đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt và đang chờ bố trí vốn để thực hiện.Ông Hiền cũng cho biết, có 2 hộ dân sinh sống ở ngay cổng dự án bãi rác này phải di dời trước khi bãi rác hoạt động và huyện đang bố trí kinh phí để bồi thường. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, có 16 hộ dân sinh sống gần bãi rác đang lo lắng vì nếu bãi rác này hoạt động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bà Vi Thị Hương cho hay cơ quan chức năng đã 2 lần đến đo đạc để bồi thường cho gia đình bà di dời nhưng vẫn chưa kiểm đếm và bà chưa biết có được di dời hay không. "Nếu bãi rác hoạt động, nhà tôi và một số hộ sẽ bị ảnh hưởng vì nằm quá gần. Chúng tôi đề nghị nếu bị ảnh hưởng thì phải bồi thường để chúng tôi sớm được di dời chứ bãi rác mới hoàn thành, ở đây chúng tôi lại phải tiếp tục chịu khổ sở", bà Hương nói.Ông Bùi Văn Hiền cho biết, trước mắt huyện sẽ di dời 2 hộ dân ở ngay cổng bãi rác mới và sẽ đánh giá lại mức độ ảnh hưởng để xem xét, bồi thường di dời các hộ dân khác nếu họ bị ảnh hưởng. Về lâu dài, huyện sẽ phải quy hoạch bãi rác khác nằm cách xa khu dân cư để thay thế cho bãi rác này khi đã lấp đầy.
Một lần ăn dê núi ở Ninh Bình
Hơn 25 năm qua, nhãn hàng đã tạo dựng nhiều sân chơi thể thao và tiếp cận hơn 2,5 triệu trẻ em trên khắp Việt Nam. Không chỉ chung tay cùng Ngày chạy Vì sức khỏe toàn dân, Nestlé MILO sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động thể thao đa dạng trong khuôn khổ chương trình Năng Động Việt Nam năm 2023 như Giải Bóng Đá U11 - Cúp Nestlé MILO, Ngày hội bơi lội, Giải thể dục nhịp điệu, Trại hè năng lượng trực tuyến,…
Đối với những người muốn tỉnh táo và đầy năng lượng cho buổi sáng, trà xanh là một lựa chọn phù hợp nhờ hàm lượng caffeine cao. Tuy nhiên, đây không phải là loại trà tốt nhất để uống trước khi đi ngủ.Trái lại, trà hương thảo hay trà gừng có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái trước giờ đi ngủ, theo trang sức khỏe Verywell Health.Bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đã chia sẻ một số thông tin cần biết về thời điểm uống trà tốt nhất.Trà xanh là loại trà rất giàu chất chống oxy hóa, nhất là polyphenol, một hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào. Ngoài ra, catechin trong trà xanh giúp tăng cường chức năng nhận thức, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ chống ung thư và điều hòa lượng đường trong máu.Tuy nhiên, caffeine trong trà xanh có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng và khó chịu. Việc uống trà xanh kèm theo bữa ăn là cách tốt nhất để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn này.Trà hương thảo được xem là lựa phù hợp trước giờ đi ngủ. Loại trà thảo mộc này không chứa caffeine, vì vậy bạn có thể uống cả ngày. Trà hương thảo còn giúp giảm lo lắng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ chức năng gan. Trà gừng: Ngoài những loại trà phù hợp cho buổi sáng hoặc buổi tối, trà gừng có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Loại trà này giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tăng cường chức năng của dạ dày, giảm nguy cơ ợ nóng và đầy hơi. Trà gừng đặc biệt có lợi đối với những người bị buồn nôn, viêm nhiễm hoặc khó chịu do các vấn đề về tiêu hóa.Trà hoa dâm bụt: Đây cũng là một loại trà không chứa caffeine, phù hợp để uống suốt cả ngày. Trà hoa dâm bụt thường được sử dụng như một thức uống giải nhiệt trong thời tiết nóng bức. Uống trà hoa dâm bụt sau bữa ăn giúp tăng cường chức năng lợi tiểu, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, trà hoa dâm bụt có thể hỗ trợ giảm huyết áp, bảo vệ gan và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.Trà bồ công anh: Loại trà này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, kali, sắt và kẽm. Trà bồ công anh giúp hỗ trợ chức năng gan, giảm cholesterol và triglyceride, điều hòa lượng đường trong máu. Tuy nhiên, do tác dụng lợi tiểu, bạn không nên uống trà bồ công anh trước khi đi ngủ.Đối với tiêu hóa: Việc uống trà, đặc biệt là trà gừng, trước bữa ăn có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ ợ nóng cũng như các vấn đề dạ dày. Ngoài ra, khi uống trà trong bữa ăn, bạn cũng có thể nhận được những hiệu quả tương tự.Đối với việc giảm cân: Việc uống trà vào buổi sáng khi bụng đói có thể giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ việc giảm cân. Trà xanh sẽ mang lại hiệu quả nhất khi được tiêu thụ trước khi tập thể dục.Đối với giấc ngủ: Thói quen uống trà không có caffeine như trà thảo mộc khoảng một 1 trước khi đi ngủ có thể giúp xoa dịu tâm trí nhờ vào khả năng tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số hợp chất trong trà còn giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Lan tỏa trên mạng xã hội: Cụ ông 90 tuổi check-in 'nóc nhà Đông Dương'
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.

Sau tết: 365 ngày nữa các con lại về...
BIDV khởi động giải chạy ‘BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh’ 2023
Cơ sở bị máy bay không người lái (UAV) tấn công nói trên cách biên giới với Ukraine khoảng 1.300 km, đánh dấu đây là một trong những cuộc tấn công sâu nhất vào lãnh thổ Nga của một UAV thuộc Ukraine, theo Reuters.Ông Nikolayev viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng cuộc tấn công không gây thương vong. Ông không cung cấp thêm thông tin chi tiết về cuộc tấn công và mức độ thiệt hại vẫn chưa rõ ràng.Trước đó, Hãng tin RIA dẫn số liệu từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay các các đơn vị phòng không nước này đã phá hủy 88 UAV của Ukraine trong đêm 8.3 và rạng sáng 9.3. Không có thông tin về thương vong hoặc thiệt hại.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố 52 chiếc UAV của Ukraine đã bị phá hủy ở tỉnh Belgorod, trong khi 13 chiếc ở tỉnh Lipetsk và 9 chiếc ở tỉnh Rostov. Bộ Quốc phòng Nga còn tuyên bố những chiếc UAV còn lại đã bị bắn hạ ở các tỉnh khác của Nga, gồm Voronezh, Astrakhan, Krasnodar, Ryazan và Kursk.Theo những kênh tin tức không chính thức của Nga trên Telegram, các cuộc tấn công của Ukraine vào Ryazan và Lipetsk đã nhắm vào nhà máy lọc dầu địa phương.Trung úy Ukraine Andriy Kovalenko, người đứng đầu Trung tâm chống thông tin sai lệch, nói rằng nhà máy luyện kim Novolipetsk ở Lipetsk đã bị tấn công, nhưng không cung cấp bằng chứng.Trong khi đó, Không quân Ukraine tuyên bố lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 73 trong số 119 UAV do Nga phóng vào Ukraine trong đêm 8.3 và rạng sáng 9.3, theo Reuters.Không quân Ukraine còn tuyên bố 37 chiếc UAV khác do Nga phóng đã "bị mất", nhưng không cung cấp chi tiết. Quân đội Ukraine cho hay thiệt hại đã được ghi nhận ở 6 khu vực của Ukraine nhưng không cung cấp thông tin chi tiết ngay lập tức, theo Reuters.Hiện chưa có thông tin về phản ứng từ Nga cũng như Ukraine đối với cáo buộc và tuyên bố của bên kia.
Trung Quốc bị nghi dùng công nghệ Mỹ để sản xuất chip
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
bảng xếp hạng seagame bóng đá nữ
Xuất thân từ những gia đình có truyền thống quân đội, các nữ tân binh mong muốn tiếp nối tinh thần quả cảm của thế hệ đi trước và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.Tốt nghiệp ngành văn học tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) vào tháng 7.2024, Đỗ Phương Trang (24 tuổi, sống tại Q.5) đã có quyết định bất ngờ khi viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Trước đó, Trang từng là thành viên đội tìm kiếm của chương trình thiện nguyện tìm kiếm người thân Như chưa hề có cuộc chia ly từ tháng 7 - 12.2024. Công việc này giúp cô tiếp xúc với nhiều hồ sơ tìm người thân, đặc biệt là những trường hợp tìm kiếm các liệt sĩ, chiến sĩ nữ. Chính sự hy sinh và tinh thần quả cảm của những người đi trước đã khiến cô ngưỡng mộ và thôi thúc bản thân đóng góp một phần công sức cho đất nước trong thời bình."Ông bà nội, ngoại của tôi đều là cựu chiến binh. Ông bà ngoại có Huân chương Kháng chiến hạng nhất, hạng nhì. Bà nội từng phục vụ trong ngành quân y. Điều này càng khiến tôi có thêm động lực để viết đơn nhập ngũ", Trang chia sẻ. Bên cạnh đó, người yêu của Trang cũng đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xung quanh cô có rất nhiều người thân từng phục vụ trong quân đội. Chính những yếu tố này đã hun đúc thêm quyết tâm của cô gái trẻ.Là đảng viên, Trang nhận thức rõ môi trường quân đội sẽ là nơi giúp bản thân phát triển tư tưởng chính trị, rèn luyện ý chí và bản lĩnh. Cô đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất bằng cách chạy bộ và đi bộ mỗi ngày để nâng cao sức bền. Trang mong muốn tận dụng chuyên môn về biên kịch điện ảnh - truyền hình và chứng chỉ nghiệp vụ báo chí để góp phần phát triển mảng thông tin - truyền thông, lan tỏa hình ảnh bộ đội Cụ Hồ.Bà Trần Thị Kim Phượng, mẹ của Trang, ban đầu bất ngờ trước quyết định của con gái. "Trang từ nhỏ được ba mẹ bảo bọc, chưa từng xa nhà, đây là lần đầu tiên con đi xa nhà và lâu như thế. Tôi có lo lắng nhưng cũng động viên con cố gắng rèn luyện và trưởng thành hơn sau hai năm quân ngũ", bà Phượng chia sẻ.Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự P.4, Q.5 Dương Viết Trường cho biết, Trang là một người năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng tham gia các hoạt động của địa phương như hội phụ nữ, dân quân tự vệ. "Năm ngoái, địa phương có một nữ thanh niên tình nguyện nhập ngũ, năm nay có Trang. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục nhân rộng các gương công dân nữ tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc", anh Trường nhấn mạnh.Tương tự Phương Trang, sinh ra trong gia đình có truyền thống quân đội, Nguyễn Phương Huyền (22 tuổi, sống tại Q.12) luôn mong muốn được khoác lên mình màu áo lính để tiếp nối truyền thống của ba mẹ. Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế tại Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) năm 2024, ngay khi biết tin có đợt tuyển quân, Huyền đã lập tức viết đơn tình nguyện nhập ngũ.Ba mẹ Huyền đều là bộ đội nên hoàn toàn ủng hộ quyết định của con gái, đồng thời hướng dẫn cô hoàn thành các thủ tục cần thiết. "Ba mẹ đã kể cho tôi nghe rất nhiều về cuộc sống trong quân đội, về kỷ luật, giờ giấc và cách thích nghi. Điều đó giúp tôi có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn trước khi lên đường", Huyền chia sẻ.Không chỉ mong muốn rèn luyện bản thân trong môi trường quân đội, Huyền còn hy vọng có thể áp dụng chuyên môn của mình để hỗ trợ đơn vị trong các lĩnh vực như văn thư hoặc tài chính. Cô cũng đặt mục tiêu phấn đấu để trở thành đảng viên trong thời gian nhập ngũ.Bà Hồ Thị Kim Nhung, mẹ của Huyền, là một cán bộ quân y. Khi biết con gái tự nguyện đăng ký nhập ngũ, bà rất vui và tự hào. "Huyền trước giờ rất tự lập. Khi TP.HCM xảy ra dịch Covid-19, ba mẹ phải ở đơn vị suốt 7 tháng không về nhà, Huyền đã tự xoay sở và ôn thi đại học một mình. Điều đó khiến tôi tin rằng con gái sẽ đủ bản lĩnh để thích nghi với môi trường quân đội", bà Nhung tâm sự.Huyền cũng chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, quyết tâm chấp hành tốt quy định, quy chế của đơn vị, giữ gìn sức khỏe và rèn luyện bản thân. "Tôi mong sau hai năm sẽ trưởng thành hơn, tự lập hơn và có thể phục vụ lâu dài trong quân đội", cô gái trẻ chia sẻ.Đây là mong ước của Tạ Đặng Hồng Sang (26 tuổi, sống tại P.25, Q.Bình Thạnh) khi đặt bút viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Cô gái trẻ cho hay từ nhỏ đã dành tình cảm đặc biệt cho màu xanh áo lính. Giai đoạn TP.HCM chống dịch Covid-19, chứng kiến lực lượng bộ đội tham gia chăm lo, hỗ trợ người dân càng khiến Sang thêm khâm phục. Vận dụng chuyên ngành dược được đào tạo tại đại học, Sang cũng tình nguyện tham gia chống dịch tại địa phương, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng dân quân của phường."Với phương châm sống 'tích tiểu thành đại', nhiều năm qua, khi là nữ dân quân của phường, tôi đã tích cực học tập, rèn luyện bản thân, cố gắng tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để hoàn thiện mình. Cuối năm 2024, cảm thấy đã đủ tự tin và trưởng thành, tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ", Hồng Sang chia sẻ.Quyết định tham gia nghĩa vụ quân sự của cô gái trẻ cũng được gia đình ủng hộ rất nhiều. Cuối năm 2024, Tạ Đặng Hồng Sang vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Đây là niềm vinh dự không chỉ của riêng Sang mà là của cả gia đình cô."Tôi mong muốn khi nhập ngũ, môi trường quân đội sẽ giúp tôi trưởng thành, mạnh mẽ hơn. Tôi cũng sẽ tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên trẻ, mang những hiểu biết của mình hỗ trợ đơn vị và cống hiến hết mình để phục vụ lâu dài trong quân đội", Hồng Sang bày tỏ.Năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã trao 4.197 lệnh gọi công dân nhập ngũ. Trong đó, lệnh chính thức là 4.003 công dân (4.000 nam, 3 nữ), lệnh dự phòng là 194 công dân.Số lượng đảng viên nhận lệnh nhập ngũ là 110 người. Công dân nhập ngũ có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là 1.902 người. Công dân nhận lệnh gọi nhập ngũ có sức khỏe loại 1, loại 2 là 3.358 công dân.Bên cạnh đó, công an các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã hoàn tất hồ sơ tuyển chọn theo quy định của luật Nghĩa vụ quân sự và các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, đảm bảo giao đủ 987 chỉ tiêu.Đặc biệt, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự TP.HCM đã tổ chức phẫu thuật mắt cho 211 công dân theo chính sách của HĐND TP.HCM hỗ trợ kinh phí điều trị tật khúc xạ mắt đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.Năm 2025, lễ giao quân điểm của TP.HCM được tổ chức tại Quảng trường Trung tâm hành chính Q.7 vào ngày 13.2.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư